PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG MẦM NON TÂN TRƯỜNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

📣 BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH 🦠
 
   Xung quanh chúng ta có rất nhiều bệnh truyền nhiễm như cúm A, sốt xuất huyết, tiêu chảy, tay chân miệng... Trước tình hình biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp, thời tiết thay đổi thất thường, bệnh cúm A có nguy cơ lây lan và bùng phát mạnh. Đặc biệt, trong môi trường giáo dục – nơi tập trung đông người như trường học, nguy cơ bùng phát dịch càng cao.
Nhằm góp phần tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh và thực hiện công văn số: 05/PGDĐT-TH ngày 15/02/2025 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Cẩm Giàng về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trường Mầm non Tân Trường tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về việc quan tâm, theo dõi sức khỏe trẻ, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Để phòng, chống dịch hiệu quả và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức về cách phòng tránh và xử lý khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc cúm A.

🤧 BỆNH CÚM 

 Cúm A (còn được gọi là cúm mùa) là loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa Đông - Xuân, khi cơ thể không đáp ứng được các thay đổi của thời tiết. Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với virus từ người bệnh thông qua dịch tiết khi hắt hơi, sổ mũi hoặc qua tiếp xúc các đồ vật, bề mặt nhiễm virus.

𝟏. Các triệu chứng phổ biến của cúm A ở trẻ em bao gồm: 
- Sốt cao (trên 38°C) kéo dài 2-3 ngàyvà ớn lạnh.
- Ho khan hoặc ho có đờm 
- Hắt hơi, sổ mũi: Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
- Đau đầu, đau cơ, đau họng, mệt mỏi.
- Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy (có thể gặp ở trẻ nhỏ)
Khi có các dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời bởi trường hợp nặng: bệnh có thể diễn biến gây viêm phổi, suy hô hấp …

𝟐. Các biện pháp phòng chống dịch cúm A cho trẻ em 
Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, các biện pháp phòng chống dịch cúm A là rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp cần thiết: 
- Tiêm phòngvắc-xin là biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh cúm A. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêm vắc-xin phòng cúm cho trẻ đúng lịch.

- Giữ ấm cơ thể, uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, đảm bảo trẻ ăn đủ chất, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt. 
- Thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi hay miệng,vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Vệ sinh nhà ở, lớp học sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn,mở cửa phòng cho thoáng, nhiều ánh sáng…
- Nên tránh không gần người đang bị cảm cúm nhất là trong 3 ngày đầu vì lúc đó siêu virut dễ truyền nhiễm nhiều nhất.
- Nên dùng khăn giấy che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi và vứt bỏ đúng cách sau khi sử dụng.
- Khiphát hiện trẻ có các triệu chứng cúm, giáo viên cần báo ngay cho cha mẹ và tạm thời không cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể.
- Cha mẹ cần lưu ý, nếu trẻ có dấu hiệu cúm hoặc sốt, không cho trẻ đến trường để tránh lây lan dịch bệnh. 
- Không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc.

𝟑. Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ khi mắc cúm A 
Nếu trẻ bị cúm A, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà như: 
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. 
- Đảm bảo trẻ nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể phục hồi nhanh chóng. 
- Đảm bảo trẻ uống đủ nước để tránh mất nước do sốt hoặc nôn mửa. 
- Theo dõi triệu chứng của trẻ: Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng như khó thở, thở gấp, đau ngực, hoặc không đáp ứng với thuốc, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Đồng thời cha mẹ cũng phòng tránh truyền nhiễm bệnh sang người khác, bằng cách nhắc trẻ:
- Đeo khẩu trang đúng cách để ngăn ngừa virus cúm lây lan qua đường hô hấp.
- Không khạc nhổ bừa bãi.
- Khi ho hay hắt xì nên lấy khăn giấy che mũi, che miệngrồi vứt vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ.

🤒 BỆNH SỞI

Bệnh sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Đây là loại virus có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng mặt trời…virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát ban đặc hiệu. Có nhiều biến chứng nặng nề.

 
𝟏. Nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Đây là loại virus có sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng mặt trời…virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát ban đặc hiệu. Có nhiều biến chứng nặng nề.

𝟐. Đường lây:
 Người là nguồn bệnh duy nhất, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ em chưa có miễn dịch,trẻ em từ 6  tuổi mắc bệnh nhiều.

𝟑. Triệu chứng của bệnh sởi:
a. Thời Kì ủ bệnh: 10 -12 ngày.
b. Thời Kì khởi phát:
- Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 38,5oC- 40oC, nhức đầu, mệt mỏi
- Hội chứng xuất tiết niêm mạc:
+ Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sắng.
+ Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm.
+ Tiêu hoá: Nôn, đi ngoài phân lỏng.
- Có hạt nội bang: Trên nền niêm mạc má viêm đỏ nổi lên những chấm trắng nhỏ, đường kính khoảng 1 mm.
c. Thời Kì Toàn phát:
 - Sốt cao 39oC - 40oC, có thể mê sảng co giật, ho nhiều, viêm nhiễm và xuất tiết đường hô hấp, chảy nước mắt.
- Phát ban với đặc điểm:
+ Là ban dát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hoặc hình bầu dục, to bằng hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào tấm vải nhung, giữa các ban sởi có khoảng da lành.
+ Thứ tự mọc ban:
Ngày thứ nhất: Ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán, má đầu, mặt, cổ.
 Ngày thứ hai: Ban mọc tới ngực lưng và hai tay.
 Ngày thứ ba: Ban mọc xuống bụng và hai chân.
+ Ban sởi tồn tại hai đến ba ngày rồi lặn theo trình tự đã mọc để lại trên da những vết thâm vằn như da hổ da báo. Khi ban lặn các dấu hiệu lâm sàng khác giảm dần.
                                                   
 𝟒. Biến chứng:

Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A, do đó có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
- Bội nhiễm:Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
- Thần kinh: Viêm não sau sởi.
-Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.
- Loét miệng: Các vết loét ở trong miệng, môi lưỡi; vết loét có màu đỏ, được phủ một lớp trắng rất đau.Vết loét có thể sâu, rộng làm cho trẻ ăn khó khăn.
- Chảy mủ mắt.
- Mờ giác mạc, đây là dấu hiệu nguy hiểm có thể do thiếu vitamin A.

𝟓. Phòng bệnh:
 - Tiêm Phòng vắc xin sởi đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi.
- Phát hiện sớm và cách ly người bị sởi.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đặc biệt sát khuẩn mũi, họng hàng ngày bằng các dung dịch Sát khuẩn thông thường bằng nước muối.
- Thực hiện vệ sinh môi trường, đảm bảo nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
TRƯỜNG MẦM NON TÂN TRƯỜNG TỔ CHỨC CHÀO MỪNG 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2024) ... Cập nhật lúc : 16 giờ 49 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2024
Xem chi tiết
HỘI NGHỊ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NGƯỜI LAO ĐỘNG TRƯỜNG MẦM NON TÂN TRƯỜNG NĂM HỌC 2024-2025 ... Cập nhật lúc : 14 giờ 46 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG MẦM NON TÂN TRƯỜNG TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BÉ NĂM HỌC 2024-2025 ... Cập nhật lúc : 7 giờ 53 phút - Ngày 6 tháng 9 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG MN TÂN TRƯỜNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM "THĂM QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC" CHO CÁC BÉ MẪU GIÁO 5 TUỔI ... Cập nhật lúc : 7 giờ 50 phút - Ngày 26 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM "BÉ TẬP LÀM CHIẾN SĨ" CỦA TRƯỜNG MẦM NON TÂN TRƯỜNG CHÀO MỪNG 79 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944-22/12/2023) ... Cập nhật lúc : 16 giờ 53 phút - Ngày 18 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM, TRƯỜNG MẦM NON TÂN TRƯỜNG ĐÃ TỔ CHỨC RẤT NHIỀU HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO VIỆT NAM! ... Cập nhật lúc : 21 giờ 36 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG MẦM NON TÂN TRƯỜNG TỔ CHỨC TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY ... Cập nhật lúc : 15 giờ 20 phút - Ngày 29 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
CHÀO MỪNG NGÀY PNVN - 20/10 CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG MN TÂN TRƯỜNG TỔ CHỨC HỘI THI "MÂM CƠM DINH DƯỠNG" ... Cập nhật lúc : 11 giờ 44 phút - Ngày 16 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
HỘI NGHỊ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRƯỜNG MẦM NON TÂN TRƯỜNG NĂM HỌC 2023-2024 ... Cập nhật lúc : 8 giờ 24 phút - Ngày 4 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG MẦM NON TÂN TRƯỜNG TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH VUI HỘI TRĂNG RẰM NĂM 2023 ... Cập nhật lúc : 13 giờ 21 phút - Ngày 1 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
123456